42
3456
DỊCH VỤ KIỂM TOÁN QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH
KIỂM TOÁN QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH
KIỂM TOÁN QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH
Cập nhật: 22/06/2016
Lượt xem: 4152
KIỂM TOÁN QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH
 
Chúng tôi sẽ thực hiện công việc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểm toán phải lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý rằng hồ sơ quyết toán vốn đầu tư không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu.
Trên cơ sở hồ sơ quyết toán vốn đầu tư do quý Chủ đầu tư cung cấp, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra số liệu quyết toán vốn đầu tư công trình trên cơ sở tham khảo hướng dẫn tại Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính và các văn bản pháp lý khác có liên quan tùy đặc thù từng ngành, lĩnh vực.
CÁC CĂN CỨ THỰC HIỆN:
Những thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán giữa chủ đầu tư và đơn vị kiểm toán;
Hồ sơ quyết toán của công trình: Các văn bản pháp lý, các hợp đồng kinh tế, hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công công trình & dự toán, hồ sơ hoàn công, hồ sơ đấu thầu, hồ sơ quản lý chất lượng công trình, hồ sơ thanh quyết toán các đợt, các hóa đơn chứng từ và các tài liệu có liên quan khác;
Các tiêu chuẩn, chuẩn mực kiểm toán nói chung, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình nói riêng (Chuẩn mực 1000, được ban hành kèm theo Thông tư số 67/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành);
Các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, công tác đấu thầu, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng…
Các đơn giá, định mức về đầu tư xây dựng …
Các tài liệu hướng dẫn có liên quan khác.
CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN KIỂM TOÁN:
Kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư;
Kiểm tra chi phí đầu tư thực hiện;
Kiểm tra chi phí đầu tư, thiệt hại không tính vào giá trị tài sản bàn giao;
Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;
Kiểm tra tình hình công nợ và vật tư tồn đọng sau khi quyết toán;
Hỗ trợ soát xét Hồ sơ thanh toán các đợt của các gói thầu và đóng góp ý kiến (bằng văn bản) nếu phát hiện những bất thường;
Xem xét các kiến nghị của chủ đầu tư (nếu có);
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN:
Bước 1: Kiểm tra đánh giá tính pháp lý của dự án/công trình và việc tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng công trình
Tập hợp, sắp xếp, phân loại hồ sơ và tài liệu, kiểm tra và đối chiếu danh mục, nội dung các văn bản pháp lý của toàn bộ công trình.
Kiểm tra tính hợp pháp của các hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và các nhà thầu tư vấn, xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị…
Kiểm tra sự tuân thủ qui định của Nhà nước về trình tự, thủ tục đầu tư XDCB.
Bước 2:  Kiểm tra giá trị quyết toán phần xây lắp từng hạng mục và toàn bộ công trình
So sánh chi phí xây lắp các hạng mục công trình với tổng dự toán được duyệt, so với giá trúng thầu, giá trị ký hợp đồng… và xác định, đánh giá nguyên nhân tăng giảm.
Kiểm tra chi tiết quyết toán (kể cả phần phát sinh) từng hạng mục công trình để đảm bảo rằng các chi phí quyết toán là hợp lý, bao gồm: kiểm tra việc áp dụng đơn giá, định mức cũng như việc vận dụng các chính sách trong XDCB qua từng thời kỳ;
Kiểm tra khối lượng quyết toán so sánh với khối lượng thực tế thi công, với hồ sơ trúng thầu, với bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công; kiểm tra đơn giá có phù hợp với loại hợp đồng đã ký kết và các qui định chung của Nhà nước và các qui định riêng cho từng ngành, từng lĩnh vực.
Bước 3:  Kiểm tra giá trị quyết toán phần vật tư, thiết bị
So sánh danh mục, chủng loại, giá cả vật tư, thiết bị với tổng dự toán được duyệt, xác định và đánh giá nguyên nhân tăng giảm.
Kiểm tra chi tiết chi phí vật tư, thiết bị, so sánh đối chiếu với hợp đồng, chứng từ nhập khẩu, biên bản giao nhận, quyết toán lắp đặt để đảm bảo rằng chi phí vật tư, thiết bị là hợp lý.
Kiểm tra sự hợp lý của các chi phí tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, bảo dưỡng, các phụ phí … 
Bước 4: Kiểm tra giá trị quyết toán chi phí khác
So sánh giá trị của từng loại chi phí khác đã thực hiện với tổng dự toán được duyệt và chế độ hiện hành về quản lý chi phí khác trong đầu tư xây dựng, xác định nguyên nhân tăng giảm.
Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí đền bù tài sản.
Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí quản lý dự án, chi phí chuyên gia, chi phí thẩm định, thẩm tra, bảo hiểm…
Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí khảo sát, thiết kế, tư vấn giám sát công trình và các loại hình tư vấn khác.
Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí khác như khởi công, đào tạo công nhân…
Bước 5: Kiểm tra nguồn vốn, tình hình công nợ
Kiểm tra đối chiếu số vốn đã cấp, thanh toán, kiểm tra sự phù hợp trong việc sử dụng nguồn vốn so với cơ cấu nguồn vốn;
Kiểm tra các khoản nợ phải thu, phải trả;
Trên cơ sở kết quả kiểm tra chi phí đầu tư được quyết toán, tình hình thanh toán cho các nhà thầu để kiểm tra công nợ tồn tại của công trình/dự án.
Bước 6: Lập báo báo cáo kiểm toán 
Báo cáo kiểm toán được lập theo mẫu hướng dẫn tại Chuẩn mực 1000, được ban hành kèm theo Thông tư số 67/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
 Bước 7: Thảo luận kết quả kiểm toán, chỉnh sửa và phát hành báo cáo kiểm toán.
Kết quả kiểm toán sẽ được thảo luận với Chủ đầu tư cùng các đơn vị liên quan trước khi được phát hành bản chính thức.
Người kiểm toán sẽ có trách nhiệm giải trình, giải thích các số liệu kiểm toán, các nguyên nhân tăng giảm cũng như ý kiến trình bày trong báo cáo kiểm toán;
Báo cáo kiểm toán sẽ được phát hành cho sau khi chủ đầu tư và các bên liên quan đã thống nhất về kết quả kiểm toán.
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
Bản in Email Quay lại
Lên đầu trang